Lý do Quốc_hữu_hóa

Những lý do đưa tới việc quốc hữu hóa thì rất đa dạng:

  • Hoàn cảnh lịch sử ngoại lệ: Ở Áo sau Chiến tranh thế giới thứ hai tất cả các tài sản của người Đức bất bất kể tư hay công từ các kỹ nghệ nhiên liệu thô trở thành tài sản công của nước Áo.
  • Quốc hữu hóa vì tình trạng khủng hoảng kinh tế, khi chính phủ trở thành chủ nhân của công ty tư, mà nếu không có sự can thiệp của nhà nước sẽ bị phá sản.
  • Quốc hữu hóa để ngăn ngừa tình trạng độc quyền tư nhân.
  • Quốc hữu hóa những ngành kinh tế quan trọng như ngân hàng, hầm mỏ, kỹ nghệ sắt, thép, hệ thống giao thông xe lửa. Đằng sau những quyết định này là ý tưởng, nhà nước phải sở hữu những công ty này để có thể điều hành nền kinh tế một cách hiệu quả. (Thí dụ, các ngân hàng nhà nước có thể cho mượn tiền với lãi rẻ để khuyến khích một số đầu tư nào đó). Hoặc cố ý đập tan những thế lực chính trị của các cá nhân có được nhờ thế lực kinh tế. Quốc hữu hóa cũng có thể xảy ra vì lo sợ là những ngành quan trọng bị rơi vào tay những tập đoàn ngoại quốc.

Dù với lý do nào khi quốc hữu hóa người ta thường phải chấp nhận những thiệt hại, vì các hãng nhà nước thường làm việc không hiệu quả bằng các hãng tư nhân. Một điều quan trọng nữa là phải bồi thường cho các chủ cũ như thế nào.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_hữu_hóa http://universal_lexikon.deacademic.com/16210/Vers... http://www.handelsblatt.com/unternehmen/industrie/... http://www.nytimes.com/2009/01/22/business/worldbu... http://vietnamese-law-consultancy.com/english/cont... http://www.investorsinside.de/notverstaatlichung-b... http://www.iwkoeln.de/Presse/Interviews/tabid/191/... http://www.spiegel.de/wirtschaft/0,1518,583432,00.... http://www.welt.de/print/die_welt/wirtschaft/artic... http://www.harvard-yenching.org/sites/harvard-yenc... http://www.marxists.org/deutsch/archiv/marx-engels...